- HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BƠM MÀNG VÀ SÚNG
Tất cả các bơm màng hiện nay đều có nguyên tắc là hút từ thanh ngang dưới lên thanh ngang trên.
Đối với bơm Anest Iwata thì đầu ra sơn lấy ở vị trí điều áp sơn thì sơn ra ổn định.
Đối với bơm màng không có điều áp sơn mà có bình tích áp hình tròn hoặc hình trụ phía trên thì lấy sơn ở trên hoặc vị trí gần nhất với bình tích áp.
Bơm cần che chắn giữ gìn sạch sẽ bên ngoài. Nếu để sơn phủ lên điều khiển khí vào, bơm sẽ ngưng hoạt động. Sơn phủ lên đồng hồ sẽ không biết được áp lực sơn ra.
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BƠM MÀNG
Bước 1: Cấp hơi vào bơm, lưu ý mở van hơi từ từ (từ 0kgf/cm2 trở lên), tránh cấp hơi đột ngột dễ gây bơm đập mạnh, khiến màng bơm có thể bị rách hoặc tuổi thọ màng bơm giảm -> Áp hơi vào tối ưu khoảng 3kgf/ cm 2 ~3,5kgf/cm 2 tùy vào từng công suất bơm sẽ có áp hơi đúng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Bước 2: Mở khóa của van hồi của bơm để xả không khí lẫn trong sơn ra. Khi dòng chảy sơn ra ổn định thì khóa lại.
Bước 3(Nếu có gắn kèm theo điều áp sơn ra): Xoay khóa chữ T từ từ theo cùng chiều kim đồng hồ của điều áp sơn ra để tăng áp lực sơn dẫn ra súng phun, đồng hồ hiển thị áp lực sẽ lớn dần, thông thường thì để áp lực sơn ra dùng cho 01 súng từ 1,5~2kgf/cm2 và 2~2,5kgf/cm2 dùng cho 02 súng.
CHÚ Ý: Để có sự chính xác và ổn định của dòng sơn chảy ra cũng như tuổi thọ bơm sơn và súng, nhà sản xuất khuyến cáo nên lắp thêm bộ điều áp sơn ra cho bơm màng nếu bơm chưa có.
- Nhớ điều chỉnh áp suất cho phù hợp:
1~2kgf/cm2 đối với 1 súng sơn.
2~2,5kgf/cm2 đối với 2 súng sơn.
Bước 4: Tại đầu ra của bộ điều áp sơn, kết nối dây dẫn sơn với đầu sơn vào của súng sơn. Sau đó mở hơi cấp vào súng phun và bóp cò phun thử, dưới áp lực của bơm, sơn sẽ chảy theo ống dẫn ra đến súng, do ban đầu trong ống có nhiều không khí nên tùy độ dài của dây dẫn thì phải vài giây tới vài chục giây thì sơn mới ra tới súng phun và có thể giật giật lúc ban đầu sau đó sẽ ổn định.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BƠM MÀNG
- Khi mới bắt đầu sơn yêu cầu mở van hơi vào bơm sơn từ từ để đảm bảo tuổi thọ cho màng bơm. Đặc biệt đối với bơm màng rẻ mỗi bên chỉ có một màng màu trắng.
- Khi sử dụng, tùy vào độ đậm đặc của sơn, yêu cầu lượng sơn ra nhiều hay ít mà có thể điều chỉnh lại áp lực sơn ra cho phù hợp, áp lực càng lớn sơn ra càng nhiều và ngược lại.
- HƯỚNG DẪN VỆ SINH SÚNG PHUN SƠN VÀ BƠM MÀNG
Bước 1: Xả sơn còn thừa:
- Nhấc ống hút lên khỏi thùng sơn.
- Khóa van dẫn sơn ra súng rồi mở van xả hồi cạnh thân bơm và xả hết sơn còn trong thân bơm trở lại thùng chứa sơn.
- Khóa van xả hồi, mở lại van dẫn sơn ra súng, khóa đường hơi trên súng rồi bóp cò để phun trả hết lượng sơn còn trong đường ống dẫn ra súng lại thùng chứa sơn.
Bước 2: Vệ sinh bằng dung môi:
- Cắm ống hút sơn vào thùng chứa dung môi, khóa van sơn ra súng rồi mở van hồi để dung môi chạy tuần hoàn qua bơm khoảng 10-20 chu kì làm sạch bên trong thân bơm.
- Khóa lại van hồi, vẫn khóa hơi súng và bóp cò để dung môi đi theo đường ống dẫn sơn qua súng làm sạch lòng ống dẫn và súng sơn.
- Khi thấy dung môi đi ra khỏi súng đã sạch, nhấc ống hút khỏi thùng dung môi, mở van hồi để dung môi trong thân bơm xả xuống thùng hết rồi khóa lại ngay, tiếp tục bóp cò để xả hết dung môi trong đường ống dẫn sơn ra súng.
*Lưu ý:
– Mối lần thay màu sơn đều phải vệ sinh bơm và súng sơn tránh sơn cũ còn trong bơm và dây dẫn làm biến đổi màu sơn mới làm hỏng sản phẩm.
– Sau mỗi ngày làm việc thì cuối ngày cũng phải vệ sinh bơm và súng sơn, tránh sơn còn trong bơm và súng chết khô, vón cục, dễ gây cững màng bơm, giảm tuổi thọ hoặc tắc súng khi sử dụng những ngày tiếp theo.
– Dung môi dùng vệ sinh có thể tái sử dụng nhiều lần, nhưng để tối ưu nên chia ra 2 thùng, mỗi thùng 2 lít là thùng xả lần 1 và lần 2. Xả lần 1 sẽ có nhiều sơn dư nên dung môi sau khi xả vẫn còn bẩn nên xả lần 2 để sạch hoàn toàn. Sau 3-4 kì vệ sinh có thể bỏ thùng xả lần 1 và chuyển thùng xả lần 2 để thành thùng xả lần 1 cho những kì vệ sinh tiếp theo, gối nhau như vậy sẽ tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo vệ sinh sạch được máy móc.
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI
LỖI |
NGUYÊN NHÂN |
KHẮC PHỤC |
– Bơm sơn ra yếu |
– Màng bơm bị phù hoặc rách – Ron cốt bơm bị rạn, bị mòn… – Áp hơi vào không đủ chuẩn theo quy định nhà sản xuất |
-Thay màng bơm mới – Thay ron mới – Tăng áp hơi sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất . |
– Bơm sơn hoạt động nhưng không hút được sơn |
– Màng bơm bị phù hoặc rách – Ron cốt bơm bị rạn, bị mòn – Đế hút sơn bị tắt ốc – Kết nối ống hút với thân máy bơm không khít. |
– Thay màng bơm mới – Thay ron mới – Vệ sinh đế hút sơn hoặc thay mới . – Siết chặt kết nối. |
– Bơm sơn hoạt động liên tục không ngắt quãng theo chu kì hoặc ngưng khi đã đủ áp. |
– Bơm bị lòn gió từ cốt. – Ron cốt bơm bị hư, bị mòn .
|
– Thay ron mới – Thay cốt bơm mới .
|
-Bơm sơn không hoạt động |
– Màng bơm bị rách – Bơm bị nghẹt, đóng chết sơn ở chén bi – Cụm điều khiển khí vào bơm hỏng |
– Thay màng bơm mới – Vệ sinh chén bị hoặc thay mới chén bi. – Thay thế cụm điều khiển hoặc ron phớt cụm điều khiển |
Hướng dẫn bằng video:
- Súng phun sơn ô tô W-101-134G chính hãng mua ở…
- Súng phun sơn giày da dùng loại súng nào?
- Súng phun sơn tự động series WA-101 và WA-200 Anest…
- Súng phun sơn Anest Iwata chính hãng W300-132G
- Catalogue Súng phun sơn Anest Iwata
- Anest Iwata Việt Nam nhập khẩu hàng về Việt Nam…
- Súng phun sơn tự động. Cấu tạo, nguyên lý và…
- Phân biệt súng phun sơn Iwata. Súng phun sơn Iwata…