Máy bơm màng có những loại nào? Công dụng của máy bơm màng

 

Với những người lần đầu tiếp xúc với máy bơm màng hẳn sẽ tự hỏi, máy bơm màng là gì hoặc bơm màng là gì? Và nó hoạt động ra sao? Chức năng của nó như thế nào?

Máy bơm màng là một thiết bị công nghiệp, có tên tiếng Anh là Diaphragm Pump, được dùng trong các nhà máy sản xuất, chế biến. Thiết bị hoạt động bằng khí nén, có tác dụng vận chuyển dung dịch, hóa chất từ vị trí này đến vị trí khác với công suất lớn.

Bơm màng có thể hoạt động độc lập riêng biệt hoặc kết hợp với những thiết bị khác với những mục đích khác nhau. Tùy vào ngành nghề và chức năng mà bơm màng được phân chia thành những loại riêng biệt.

Tuy nhiên, một đặc điểm chung là chúng đều có chung cấu tạo và nguyên ký hoạt thống nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một cách tổng quát về bơm màng, công dụng, cấu tạo hay chức năng, nguyên lý hoạt động ra sao. Để từ đó, các bạn hiểu rõ hơn về bơm màng, và lựa chọn cho mình được chiếc bơm màng phù hợp nhất.

Công dụng và chức năng của máy bơm màng

Như tôi đã nói ở trên, bơm màng có thể dùng với nhiều mục đích khác nhau, tùy vào từng ngành nghề mà người ta sẽ sử dụng nó như thế nào, hoạt động độc lập hay kết hợp với các thiết bị khác.

Để dễ hình dung, chúng tôi sẽ chia sản phẩm thành 2 loại theo như công dụng nổi bật của nó: bơm màng truyền tải và bơm màng kết hợp với súng phun sơn.

1.  Máy bơm màng truyền tải

Bơm màng truyền tải là loại bơm màng nguyên bản, được sản xuất theo đúng nguyên mẫu từ nhà sản xuất, dùng trực tiếp mà không cần lắp thêm dụng cụ đi kèm nào.

Máy bơm màng DDP-90E
Máy bơm màng DDP-90E

Bơm truyền tải, đôi khi còn được người sử dụng gọi là “bơm sơn” vì đơn giản, sơn là loại dung dịch được dùng nhiều và phổ biến nhất.

Cũng có một lý do nữa, trước khi đó được đa dạng hóa ngành nghề và dùng với nhiều loại chất lỏng như hiện nay thì các công ty sản xuất sơn tường là những công ty tiên phòng trong việc ứng dụng bơm màng vào sản xuất.

Vậy chính xác thì công dụng của bơm truyền tải trong sản xuất là gì?

Đúng với tên gọi của nó, bơm truyền tải có chức năng vận chuyển dung dịch từ vị trí này đến vị trí khác với tốc độ lớn, lưu lượng cao. Sử dụng bơm màng để vận chuyển không chỉ tiết kiệm nhân công mà còn nâng cao năng suất hiệu quả công việc.

Trước kia, thay vì việc phải dùng nhân công vận chuyển, thì giờ khi có bơm màng, người ta chỉ cần lắp 2 ống truyền, một vào cửa xả, một vào cửa hút, thì có thể chuyển chất lỏng đến bất kỳ đâu.

Nếu được quan sát tại các công ty sản xuất sơn nước, sơn tường, bạn sẽ thấy. Họ dùng bơm màng để vận chuyển sơn từ các bồn từ dưới đất lên bể chứa cao khoảng 2m ở trên cao. Từ bể đó, họ mới bắt đầu san chiết ra những thùng sơn nhỏ 18 lít mà chúng ta thấy ở trên thị trường.

Hoặc đôi khi ngược lại, hộ dùng bơm để vận chuyển sơn từ trên cao đến các bể khác.

Hoặc trong ngành phun gỗ, với số lượng lớn. Họ sẽ bơm từ thùng lớn và các quả lô để sản xuất.

Vậy là bạn đã biết được công dụng của bơm màng là gì? Như vậy đã hết chưa ạ? Vẫn chưa, vẫn còn một loại bơm màng nữa, loại bơm màng cải tiến, sử dụng kết hợp cùng súng phun sơn.

2.  Máy bơm màng kết hợp cùng súng phun sơn

Thật ra nói là bơm màng cải tiến thì cũng không hẳn, vì từ bơm màng nguyên bản, người ta chỉ cần láp ráp thêm một số chi tiết để tạo ra loại bơm màng mới.

Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế của người sử dụng để người ta cho ra đời thêm một dòng sản phẩm mới.

Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì không có gì thay đổi, tuy nhiên, để phù hợp với ngành nghề sử dụng, người ta chỉnh sửa một chút về công suất hoạt động của nó.

Tại sao lại như vậy?

Như các bạn đã biết, súng phun sơn thường đi kèm với cốc đựng sơn, dung tích thì tùy thuộc vào từng model. Nhưng nếu như với những đơn vị một ngày làm việc cần lưu lượng lớn, việc đổ sơn thường xuyên vào cốc sẽ mất rất nhiều thời gian. Đây là lý do mà bơm màng được ra đời.

bơm màng dùng với súng phun sơn
Bơm màng dùng kết hợp với Súng phun sơn

Với một chiếc bơm màng thông thường, không cần lắp thêm đầu nối, bạn đã dùng được với 2 chiếc súng, dung tích tùy thuộc vào từng loại, tối thiểu là 10l/phút.

Ngoài ra, bạn cũng không bị giới hạn về thể tích, chỉ cần cắm ống hút của bơm màng vào thùng đựng sơn là bạn có thể phun tùy ý, phun đến khi nào hết sơn thì thôi.

Bơm màng dùng với súng phun sơn
Mô hình lắp ráp bơm màng và súng phun sơn đầy đủ

Tóm lại, thì công dụng của nó chính là đưa sơn từ thùng đựng sơn ra súng phun sơn, rồi phun phủ lên vật cần sơn.

Vậy cấu tạo của hai loại thiết bị này có gì khác nhau không?

Cấu tạo của máy bơm màng?

Nếu nhìn vào hình ảnh ở trên thì hẳn bạn sẽ thấy, chúng không có nhiều sự khác biệt, loại bơm màng dùng kết hợp với súng thì được lắp thêm một số bộ phận vào cho phù hợp. Còn về cơ bản, thì thân bơm vẫn là bơm truyền tải nhưng công suất nhỏ hơn nhiều.

Do vậy, chúng tôi sẽ giải thích chung về cấu tạo của thân bơm cho cả 2, còn về riêng từng bộ phận của bơm kết hợp với súng thì sẽ được đề cập cụ thể ở bài “Bơm màng kết hợp với súng phun sơn”

Một chiếc bơm màng nguyên bản gồm nhiều bộ phận được gắn lại với nhau theo một thể thống nhất, hoạt động riêng biệt nhưng lại hỗ trợ tối đa cho mục đích chung.

Bơm màng có rất nhiều chi tiết, tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến những bộ phận chính, bộ phận trọng yếu của nó.

1.    Thân bơm

Chính xác thì đây là một bộ khung cố định, thường được làm bằng nhôm, inox, hoặc nhựa. Lý do thì còn phụ thuộc vào tính chất ngành nghề, và chúng tôi sẽ có bài viết giải thích cho việc này.

Bên trong thân bơm có 2 buồng khí ở 2 bên để lưu trữ sơn, dung dịch, hút vào hoặc đẩy ra bên ngoài.

Bộ khung của thân bơm giúp cố định các chi tiết khác giúp quá trình hoạt động ổn định hơn.

 

2.    Thanh truyền

Có 2 ống thanh truyền được gắn ở trên thân bơm, một thanh ở trên và một thanh ở dưới. Và tất nhiên, 2 cửa hút/xả cũng nằm trên thanh truyền này. Sơn hay các loại dung dịch sẽ đi qua đẩy để vào/ra bên ngoài.

Đây là vị trí dễ bị tắc nhất,do bị lắng cặn lâu ngày và do khách ít không chịu vệ sinh thường xuyên sau khi sử dụng.

thanh-truyen

3.    Màng bơm

Nếu như thân bơm được coi là bộ khung xương cố định các thiết bị thì màng bơm gần như là trái tim của bơm màng. Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất và cũng dễ phải thay thế nhất.

Trong phần nguyên lý hoạt động của bơm màng ở bên dưới, chúng tôi sẽ giải thích vì sao mà màng bơm lại hay hỏng như vậy.

Xem thêm: Nguyên lý làm việc của bơm màng khí nén

Khi chọn màng bơm, thông thường, bạn nên chọn loại màng được làm bằng Teflon để chống chịu hóa chất tốt nhất. Nó phải chịu tiếp xúc trực tiếp từ các hóa chất nên nếu như vật liệu làm màng bơm không tốt thì bơm màng hay bơm sơn đều không thể hoạt động được.

Một điều nữa bạn nên cân nhắc khi lựa chọn màng bơm là nên chọn những chiếc bơm màng có khả năng đàn hồi tốt để chịu được sự chuyển động qua lại trong khi làm việc.

4.    Cụm điều áp khí

Như mọi người đã biết thì bơm màng hoạt động bằng khí nén nên chẳng khó hiểu khi cụm điều áp trở thành 1 trong 4 bộ phận quan trọng nhất của bơm màng.

Tác dụng của nó là điều chỉnh lượng khí vào buồng bơm ở 2 bên, từ đó tạo ra áp lực để màng bơm chuyển động, theo đúng một nguyên lý thông nhất, đơn giản nhưng hiệu quả tối đa.

Cụm điều khí bơm màng Iwata
Cụm điều khí bơm màng DDP-70B của Iwata

Vậy cụ thể, bơm màng khí nén hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của máy bơm màng?

Khi đã hiểu được bơm màng là gì, cấu tạo của nó gồm những bộ phận nào, thì tiếp sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về nguyên lý hoạt động của bơm màng.

Còn nếu khách hàng muốn tìm hiểu rõ hơn thì có thể tìm đọc lại bài nguyên lý hoạt động của bơm màng để hiểu rõ hơn.

nguyên lý hoạt động của bơm màng
Chu trình 1

Máy bơm màng thực hiện theo 2 chu trình:

Sự chuyển động của 2 màng được gắn với cả 2 đầu thanh truyền, nén và đẩy sơn ra. Không khí nén đi vào buồng khí A (trong hình 1) và đẩy màng ngăn về phía nên trái và sơn được phun ra.

Đồng thời màng ngăn B kết nối với thanh truyền cũng di chuyển về phía trái và hút sơn. Khi thanh truyền di chuyển sang trái hoàn toàn thì van khí đổi chiều.

Khí nén đi vào buồng khí B (trong hình 2) đẩy màng ngăn về phía bên phải và đẩy sơn ra, đồng thời màng ngăn A hút sơn.

Chu trình 2
Chu trình 2

Bơm lặp đi lặp lại quá trình hút và đẩy sơn liên tục, dẫn đến lưu lượng ổn định và không rung (Dễ thấy nhất là ở loại bơm màng của Iwata).

Trong quá trình này, màng bơm hoạt động liên tục, dao động qua lại để đẩy sơn ra bên ngoài và là bộ phận chịu tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất. Do vậy, nếu không chọn màng bơm có chất liệu phù hợp ngay từ đầu thì bơm không thể nào hoạt động tốt được.

Một lưu ý nhỏ:

Nhiều khách hàng thường hỏi máy bơm màng là gì? Nó có giống bơm màng không? Câu trả lời là có, thực chất đây chỉ là một loại thiết bị, do tên gọi được người dùng gọi theo cách khác nhau mà thôi.

Hy vọng, thông qua bài viết trên, chúng tôi có thể gửi đến khách hàng những thông tin sơ bộ, khái quát về máy bơm màng, chức năng, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Đã là máy bơm màng hoạt động bằng khí nén thì đều được thiết kế tương tự và hoạt động theo cách thức giống nhau.

Điều duy nhất mà bạn cần cân nhắc là lựa chọn thương hiệu và loại máy bơm phù hợp với công suất hoạt động mà thôi.

Khi cần tư vấn, hoặc thắc mắc về bơm màng, hãy liên hệ với Taishun theo địa chỉ:

Công ty TNHH Taishun Việt Nam

Số 1A/28/105 Phố Thanh Am, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội

Số điện thoại: 0931 668 662/ 0243984 1505

Hotline: 097555 7666

Email: info@taishun.vn

 

Người thực hiện: TS_T

Rate this post
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH Taishun Việt Nam - NPP ủy quyền chính thức Anest Iwata
Trụ sở: Số 1A, Ngách 28, Ngõ 105, Phố Thanh Am, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội
Văn phòng: 6/4 Đường số 15 KP3 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, HCM
EXPORT zalo phone +84 97555 7666 info@taishun.vn
Tư vấn 1: Hồ Chí Minh 0981 666 960
Tư vấn 2: Hà Nội 0983 220 555 - 0971 666 960
ĐỊA ĐIỂM BẢO HÀNH SỬA CHỮA
Trụ sở Số 1A ngách 28 ngõ 105 Phố Thanh Am, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội
Văn phòng: 6/4 Đường số 15 KP3 Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, HCM
© 2025 IWATA. Nhà phân phối chính thức của Anest Iwata tại Việt Nam .